
1. Tên khoa: Dược
2. Liên hệ:
- Địa chỉ: Khu C – Bệnh viện ĐK tỉnh Quảng Ngãi
- Điện thoại: 0255.3825106
3. Lịch sử phát triển:
Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi tiền thân là Bệnh xá X50, được thành lập vào năm 1974 ở vùng căn cứ cách mạng tỉnh Quảng Ngãi. Từ sau ngày giải phóng 30/4/1975 đã trở thành bệnh viện khu vực tỉnh Nghĩa Bình. Sau khi tách tỉnh, Bệnh viện chính thức là Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.
Khoa Dược được thành lập ngay sau khi Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ngãi ra đời, trải qua nhiều năm hoạt động, Khoa Dược luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng thuốc đạt chất lượng, phục vụ kịp thời công tác điều trị cho bệnh nhân. Cùng với sự trưởng thành lớn mạnh của bệnh viện, Khoa Dược đã từng bước phát triển cả về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên đến tầm hoạt động chuyên môn.
Khoa Dược là một trong những chuyên khoa trọng yếu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, Khoa Dược đang từng bước đưa hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng trở thành một trong các hoạt động thường quy của khoa nhằm cung cấp những thông tin về thuốc một cách chính xác, hỗ trợ cho công tác điều trị của bác sĩ cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Công tác nghiên cứu khoa học đã được triển khai với sự kết hợp giữa Khoa Dược với các khoa lâm sàng, đóng góp vào các thành tựu chuyên môn chung của toàn bệnh viện.
4. Chức năng, nhiệm vụ:
4.1. Chức năng: Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện, Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
4.2. Nhiệm vụ:
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và chẩn đoán lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
- Tổ chức pha chế thuốc sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các Khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
5. Tổ chức nhân sự:
5.1. Lãnh đạo khoa Dược qua các thời kỳ:
- DS Huỳnh Thị Thiên Kim
- DS Bùi Văn Thơ
- DS Lâm Phương Thảo
5.2. Tổ chức nhân sự hiện nay:
- Trưởng khoa: DS ThS Lê Diệu Huy
- Phó Trưởng khoa: DS CKI Nguyễn Thị Diễm Trang
- Dược sĩ thạc sĩ: 02
- Dược sĩ CKI: 02
- Dược sĩ Đại học: 10
- Dược sĩ Cao đẳng: 13
- Dược sĩ trung học: 17
- Hộ lý: 02
+ Hiện tại khoa đang được đào tạo: Dược sĩ CKII: 01, Dược sĩ CKI: 01, Dược sĩ đại học 08, Dược sĩ cao đẳng: 09
6. Trang thiết bị:
- Để đảm bảo điều kiện bảo quản thuốc đúng theo nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP), các kho thuốc được trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị bảo quản như quạt thông gió, điều hòa không khí, nhiệt kế, ẩm kế, tủ, giá kệ...
- Bộ phận pha chế được trang bị các máy cất nước một lần, nồi hấp tiệt trùng, máy hút chân không, máy dập nút đóng chai.
- Về công nghệ thông tin, Khoa Dược đã được kết nối hệ thống mạng LAN nội bộ trong toàn viện, giúp cho công tác quản lý, theo dõi thuốc được thuận lợi hơn và hạn chế sai sót xảy ra.
7. Định hướng phát triển:
- Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực dược đáp ứng yêu cầu phát triển dược lâm sàng, đẩy mạnh hoạt động Dược lâm sàng và thông tin thuốc.
- Đào tạo chuẩn hóa dược sỹ cao đẳng, đến năm 2021 không có dược sỹ trung cấp tại bệnh viện.
- Tăng cường hướng dẫn sử dụng, đẩy mạnh hoạt động thông tin thuốc, dược lâm sàng, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR).
- Tổ chức tập huấn, đào tạo, thông tin cho các cán bộ y tế trong bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc.
- Cập nhật thường xuyên các kiến thức y, dược học mới, xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy trình thao tác chuẩn cho các hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện.
- Tham gia nghiên cứu khoa học, tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá sử dụng thuốc, hoặc đánh giá chi phí, điều trị của người bệnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí dùng thuốc của bệnh nhân.